ven đường nơi người ta bán đủ loại đồ ăn vặt địa phương: samosa (bánh rán khô hình tam giác nhân thịt hay nhân rau), momo (bánh bao nhỏ xíu), pakoda (bột trộn các loại rau rán lên thành từng búi). Chúng tôi gọi mỗi loại một ít nhưng chẳng có bụng dạ nào mà ăn. Chúng tôi nói chuyện phiếm để giết thời gian.
“Anh vừa nhận ra rằng mình không biết gì về bất kỳ ai trong nhóm: làm gì, gia đình như thế nào. Thế mà vẫn cảm thấy thân thiết như quen từ lâu lắm rồi”.
“Ừ, thế có khi lại hay. Em chỉ hỏi về những thông tin đấy khi hết chuyện để nói thôi. Đi nhiều, gặp nhiều người, có người chỉ nói chuyện một vài phút, hỏi mấy thông tin đấy làm gì cho mệt. Có nhớ được đâu”.
“Thế em hay nói về chuyện như thế nào?”
“Như thế này này, chia sẻ cách suy nghĩ nhiều hơn là khai thác thông tin”.
Sau hai tiếng dài như hai thế kỷ, cuối cùng chúng tôi cũng thấy Emilies, Kralis và Paxton.
“Có gãy xương không?”.
“Không. Chỉ bị xây xước với vài vết cắn thôi. Chị đi xe đạp Paxton đâm vào may mà cũng không bị sao”. Kralis trả lời. Paxton mặt tái mét không nói được gì.
Ở trên núi thưa dân tìm chỗ cắm trại còn dễ, ở đồng bằng thì đi đâu cũng đụng người. Chúng tôi tìm vào làng, men theo con sông. Đi đến hết cánh đồng, chúng tôi tìm được một bãi đất bồi cỏ xanh mơn mởn. Paxton mặt vẫn căng thẳng. Anh bảo mọi người ở lại đây đi, anh phải vào khách sạn một đêm để bình tĩnh lại.
Đấy là một đêm yên tĩnh. Chúng tôi chỉ ngồi nhìn nhau mà không nói gì nhiều, ai cũng suy nghĩ. Hoa lục bình trôi bập bềnh trôi sông, cá rỉa dưới làn phù sa đỏ nặng. Lần lượt điện thoại chúng tôi rung. Paxton gửi cho mỗi đứa chúng tôi một tin nhắn rất dài, đại loại là như thế này:
Đây là lần đầu tiên anh đi du lịch xa đến thế và cũng lần đầu tiên làm một việc dại dột đến vậy (ý anh ám chỉ việc đi xe máy) và rồi cũng lần đầu tiên bị tai nạn. Nhưng anh nghĩ, đây là lần đầu tiên anh thấy mình được thực sự sống. Anh xin lỗi đã cư xử như một ông già khó tính không kiềm chế được cảm xúc của mình. Đừng giận anh nhé. Anh đang ở trong khách sạn một mình nhớ mọingười lắm. Hẹn gặp lại mọi người sáng mai.
Chúng tôi bật cười. Ôi Paxton ơi là Paxton. Với chúng tôi, đây chỉ là một lần cao hứng. Nhưng với Paxton, đây là chuyến đi làm thay đổi cuộc đời mình.
Chúng tôi phát hiện ra là Paxton đi mang theo căn lều to nhất. Không đủ lều, đêm hôm đấy chúng tôi ngủ ngoài trời. Văng vẳng từ đâu đó xung quanh, tiếng chó sói hú vang làm chúng tôi sởn hết gai ốc.
“Có chó sói quanh đây à?”.
“Không sao đâu. Sói trong rừng quốc gia đấy, tụi nó không ra đây đâu”.
“Sao biết chắc vậy được?”. “Đoán vậy”.
Chúng tôi lại cuộn túi ngủ ngủ tiếp. Tôi không sợchó sói bằng sợ có con gì đó chui vào tai, vào người. Tiếng dế kêu rả rích, tiếng ếch kêu ộp oạp, tiếng cá đớp bèo tí tách. Cỏ cứa vào má ran rát, sương đọng trên mi lành lạnh. Bầu trời đầy sao lấp lánh. Tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Tỉnh dậy, chúng tôi giật mình khi thấy hàng chục cặp mặt tò mò của người dân vây quanh mình. Người lớn thì chỉ trỏ xì xào. Trẻ con thì cười khúc khích. Một người đàn ông tự cho rằng mình nói được tiếng Anh hùng hổ tiến đến chỗ chúng tôi. Giọng tiếng Anh giật cục của ông bọn tôi phải vận dụng tối đa óc sáng tạo của mình mới hiểu được.
“Mấy đứa làm gì ở đây?”.
“Bọn cháu đang đi xe máy (chúng tôi chỉ vào mấy cái xe đang dựng ở đấy), vòng quanh Nepal (nhấn mạnh chữ Nepal rồi đưa tay ra làm vòng tròn). Không có chỗ ngủ (đưa hai tay lên má như em bé ngủ), ngủ tạm ở đây (chỉ tay xuống đất)”.
“À, thế mấy đứa cứ nghỉ ở đây đi. Đêm qua có thấy cá sấu không?”.
“Hả? là sao ạ?”.
“Ở ngay bên kia bờ sông là trang trại nuôi cá sấu, thỉnh thoảng bọn nó xổng ra ngoài. Nhưng đừng sợ, nếu thấy cá sấu cứ chạy thật nhanh là không sao đâu”.
Chúng tôi không biết cá sấu ở đây có chậm đến mức đấy không, nhưng không ai muốn ở lại kiểm tra xem thế nào.
Paxton gặp chúng tôi ở đường chính, cười toe toét. Cả nhóm đoàn tụ, tinh thần chúng tôi phấn chấn hơn bao giờ hết. Chúng tôi đi qua cánh đồng, khi đi qua vách đá, đi qua cánh rừng, đi qua con sông, đi qua không biết bao nhiêu là ngôi đền, bao nhiêu làng mạc. Xe Paxton càng ngày càng cà tàng, hết hỏng phanh đến lủng lốp, gần về đến Kathmandu thì hỏng hẳn. Chúng tôi phải nhờ một xe tải đưa xe về thành phố, còn Kralis đèo anh.
Về đến nơi, chúng tôi vẫn không tin là mình còn sống sót.
59. Holi màu sắc
Chúng tôi về Kathmandu chỉ một đêm trước Holi. Trước khi đi, chúng tôi đã nghĩ dù sống dù chết cũng phải lê xác về Kathmandu cho lễ hội này. Holi được chúng tôi mong đợi còn hơn cả lễ hội Maha Shivaratri. Đây là lễ hội sắc màu, ngày mà tất cả mọi người đều ra đường, bôi màu lên người mình và lên người của bất kỳ ai mình gặp. Không chỉ màu, mọi người còn được nghịch nước. Đại loại, Holi giống lễ hội té nước ở Thái Lan và Lào, nhưng nhiều màu sắc và nhiều trò nghịch hơn.
Lúc bấy giờ, tôi đang ở khách sạn Visit Nepal. Trong thời gian tôi du hí với nhóm Burning Snails, Asher đã bị đuổi ra khỏi nhà vì tiệc tùng nhiều quá. Hôm đấy tôi có hẹn ăn sáng với Asher. Sáng ra còn đang ngái ngủ, tôi chưa kịp nhớ ra hôm nay là ngày gì thì “Bụp”, một bịch nước lạnh từ đâu bay thẳng vào mặt. Mọi người xung quanh cười ré lên. Thủ phạm là một anh chàng tầm tuổi tôi, tay cầm cả chục bịch nước. Tôi cười hiền lành: “Vui thế, cho em một bịch để em chơi với”. Anh chàng cả tin cũng cho tôi một bịch. Tôi ném thẳng vào người cậu ta, cười như nắc nẻ rồi chạy thật nhanh trước khi cậu trả thù. Đi có trăm mét mà tôi bị tấn công mấy lần. Đến được quán ăn thì tôi đã ướt như chuột lột từ đầu đến chân. Anh chàng phục vụ nhìn tôi cười toe toét: “Happy Holi”.
Asher đến cùng bạn gái của mình là một cô bạn Nepal dáng người cao ráo, khuôn mặt trái xoan, tóc dài, răng khểnh, cười rất có duyên. Asher là một người rất đào hoa. Anh tuy không “nghiêng nước nghiêng thành” gì nhưng mấy bạn anh quen cô nào cũng xinh. Chúng tôi ngồi ở cái bàn yêu thích của mình. Bàn ở tầng hai, cạnh cửa sổ, nhìn thẳng xuống ngã tư nơi mà mọi chuyện kỳ quặc của Thamel phơi bày ra trước mặt. Mọi khi Thamel tràn ngập các cửa hàng lưu niệm, cửa hàng quần áo. Hôm nay các cửa hàng đóng cử để bảo toàn tài sản. Đường phố vắng hơn hẳn ngày thường. Những kẻ lang thang đường phố sáng sớm thế này cũng phải là kẻ cực kỳ máu chiến. Mấy nhóm Tây cao to mặc quần sóc Hawaii, đội tóc xù đầy màu sắc, tay cầm súng bắn nước, gặp ai cũng bắn. Mấy anh chàng thanh niên bản địa thì vẽ sơn kín mặt kín người người cầm bịch màu, kẻ cầm bịch nước, đi đến đâu là ầm ĩ đến đó. Mấy bạn gái thì bẽn lẽn hơn, chỉ bám vào tay nhau cười khúc khích. Một vài người sợ ướt, trời tạnh ráo mà trùm áo mưa từ đầu đến chân.
“Chiến đấu thì phải có vũ khí và đồng đội”.
“Sang nhà Anders đi. Đội Burning Snails ở đó sẵn rồi”.
Nhà Anders ở tầng ba một khu chung cư cạnh một trong những con đường chính. Sáng hôm đấy, chúng tôi tụ tập ở ban công nhà anh, lôi hết xô, chậu, ca, cốc trong nhà ra làm vũ khí. Ý tưởng là để tấn công người ngoài, nhưng thấy nước là cả bọn hứng lên té vào nhau tung tóe. Đứng trên ban công, cứ thấy ai đi qua là “Afoooo”, chúng tôi đổ cả chậu nước xuống. Ai hiền lành thì chỉ… né, ai sung lên thì ném trả bẳng bịch nước. Đường phố mỗi lúc một đông, người qua lại mỗi lúc một nhộn nhịp, tiếng la hét, cười đùa
Hãy luôn sử dụng công cụ tìm kiếm để tiết kiệm thời gian của bạn nhé
Game:
Game mobile miễn phí | Game android hay | Game dien thoai
Phần Mềm
Giao Diện Điện Thoại | Hình Nền Mobile | Phần mềm cho điện thoại
Thế giới Truyện
Truyen nguoi lon | Truyen tinh yeu | Truyện cười | Truyện ma | Đọc truyện hay | Tieu thuyet tinh yeu