ty đấy. Sau này, qua bạn bè anh, tôi biết anh là quản lý cho cả khu vực phía Nam hay đại loại như thế.
Chúng tôi nói chuyện qua lại vài câu nhưng phần lớn thời gian chỉ nghe nhạc và hát theo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mặc dù chúng tôi không nói chuyện gì nhiều, phong cách của anh khiến người khác hết sức dễ chịu. Anh sống ở trung tâm thành phố nhưng bỏ công lái xe đưa tôi ra tận biên giới. Nhiệm vụ bất khả thi đã được hoàn thành.
82. Thiên đường Sinai
Lý do tôi muốn đi Eilat là để vượt biên sang Sinai, Ai Cập và bay từ đó đi Ethiopia. Bay từ Amman hay Cairo sẽ rẻ hơn rất nhiều, nhưng tôi không có đủ thời gian để xin visa đi Jordan hay Ai Cập (hộ chiếu Việt Nam khổ thế đấy, vừa tốn tiền vừa tốn thời gian). Sinai là nơi duy nhất miễn visa cho tôi (và tất cả mọi người). Asher và Nati đúng lúc đấy cũng lên kế hoạch đi Sinai nên chúng tôi sắp lịch đi cùng nhau luôn. Chúng tôi hẹn nhau ở biên giới để bắt cùng taxi đi Bir Sweir.
Ngoài việc Asher bị chặn ở biên giới vì cái hộ chiếu cũ nát của mình và phải thay hộ chiếu mới chỉ trong vài tiếng đồng hồ thì chúng tôi vượt biên mà không gặp khó khăn gì cả. Tự nhiên 50 kilomet ở sâu trong sa mạc khô cằn, bao phủ bởi núi đá hiểm trở, bỗng xuất hiện một dãy những túp lều tranh nằm nghiêng nghiêng trên bãi cát trắng biển xanh thơ mộng. Ngay phía trước là một tấm biển đủ màu sắc sặc sỡ với dòng chữ: “Chào mừng đến với thiên đường”.
Dân đi bụi ai cũng biết Sinai là thiên đường của weed.
Ở đây weed được bán công khai đến mức có lều còn treo biển dạng: “Ăn trưa/ Ăn tối/ Uống trà/ Weed”.
Điều tôi thích nhất ở Bir Sweir là mọi người hết sức thân thiện, ai đi qua cũng toét miệng ra cười. Cứ nóng quá, chúng tôi lại nhảy xuống biển. Nước ở đây mặn hơn bình thường, chúng tôi nghĩ là do ở đây gần biển Chết.
Tôi phát hiện ra một sở thích mới của mình: hái chà là. Ở Việt Nam tôi cũng được ăn chà là rồi nhưng chưa nhìn thấy cây chà là bao giờ. Đến đây tôi mới biết cây chà là nhìn giống hệt cây dừa, khác cái ngọn cây dừa có quả dừa lủng lẳng thì ngọn cây chà là toàn quả chà là. Tôi thích quả chà là vẫn còn hơi xanh chứ chưa khô hẳn, ngòn ngọt, chan chát. Ở đây có hàng trăm cây, nhiều đến mức chẳng có ai ăn toàn để cho nó khô rồi rụng. Tôi sướng như điên, tung tăng đi từ cây này đến cây kia, ăn không biết chán, ăn nhiều đến mức Nati phải kinh ngạc thốt lên: “Làm thế quái nào mà em ăn được nhiều vậy? Không thấy ngọt à?”.
Bảo sao người Israel sang đây nhiều. Chỉ cần đi qua biên giới là mọi thứ rẻ hơn gấp mười. Chúng tôi ba người thuê một lều có 10LE/đêm (chưa đến ). Lều thực ra chỉ để là nơi chứa đồ. Ở đây có quá nhiều chỗ hay ho, ngủ trong lều hơi phí. Bạn có thể thoải mái ngủ trên võng, ngủ trên các tấm đệm trải trong khu sinh hoạt chung, hay thậm chí ngủ ngay trên bãi biển. Tôi gối đầu lên cát, để sóng ướt chạm chân và gió lùa trong tóc. Hay thật, đêm đầu tiên đến Israel, tôi ngủ trên bãi biển. Bây giờ đêm đầu tiên tôi rời khỏi Israel, tôi cũng lại ngủ trên bãi biển. Tôi trải một tấm khăn dưới lưng, nhưng sáng dậy đã thấy mình cuộn tròn trong đó.
Chuyến bay từ Sharm el-Sheik đi Ethiopia của tôi khởi hành vào ngày mùng năm. Ban đầu tôi định đi từ ngày mùng ba cho chắc ăn, nhưng vì ở Sinai vui quá, tôi nấn ná lại đến tận mùng bốn. Kế hoạch của tôi là bắt xe bus lúc ba rưỡi chiều để đến từ Sharm el-Sheik. Giữa sa mạc mênh mông chẳng bao giờ nghe thấy tiếng động cơ, tôi hơi nghi ngờ về chiếc xe bus này, nhưng Saad, bạn quản lý khách sạn nói chắc như đinh đóng cột là sẽ có. Saad và Nati, Asher cùng tôi ra bến xe bus. Trước khi đi, Saad cứ đòi tặng tôi vài lon nước để đi đường uống cho đỡ khát, tôi phải giải thích mãi là tôi có nước rồi không cần gì nữa. Ba người đứng chờ xe bus với tôi. Ba giờ, ba giờ mười lăm, ba rưỡi, rồi cả bốn giờ mà xe bus vẫn chưa tới. Lòng tôi như lửa đốt. Khoảng bốn rưỡi, một chiếc ô tô từ đâu xuất hiện. Cả bốn chúng tôi vẫy xe cuống quýt. Đây hóa ra là một chiếc taxi. Vị khách trên xe ban đầu có vẻ không muốn cho tôi đi cùng lắc, nhưng rồi Saad giải thích gì đó với họ.
“Được rồi. Nhưng cô phải quàng khăn che mặt lại bởi tôi vẫn có thể nhìn thấy cô từ gương chiếu hậu. Bây giờ là tháng Ramandan”.
Tôi suýt nữa quên mất tôi đang ở Ai Cập.
Chia tay mà mấy đứa vẫn tưng tửng đùa nghịch, chẳng ai muốn nói đến chuyện bao giờ mới có thể gặp lại. Bước được vài bước, bất chợt Nati gọi với theo:
“Chip ơi đợi đã, anh bảo em cái này”.
“Nói đi”.
“Cái này”.
Tôi quay lại, anh cười toe toét, mắt tít lại. Tôi cũng cười nhăn nhở, nhưng rồi quay vội đi để không ai nhìn thấy là tôi khóc. Tạm biệt Nati, tạm biệt Asher, tạm biệt tất cả những người bạn tôi quen, tạm biệt Israel, tạm biệt Biển Đỏ. Châu Phi ơi, ta tới đây.
Nếu bạn là người có đủ kiên nhẫn đọc được đến tận dòng cuối cùng của cuốn sách, có thể bạn sẽ trách tôi: “Kết thúc kiểu gì mà cụt thế”.
Nó cụt, bởi vì nó chưa kết thúc. Cuốn sách này cũng như cuộc hành trình của tôi vậy: vẫn đang tiếp diễn và chưa bao giờ có ý định dừng lại. Tại sao phải dừng lại? Tại sao không tiếp tục làm những điều mà nó khiến bạn hạnh phúc?
Đây mới chỉ là tập 1 của bộ sách Xách ba lô lên và Đi. Tập hai của cuốn sách sẽ là về Châu Phi, tập ba của cuốn sách về Nam Mỹ. Các bạn có thể theo dõi tiếp hành trình của tôi tại blog www.travel.huyenchip.com hoặc Facebook “Xách ba-lô lên và Đi”www.facebook.com/dulichbalo
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Lời cảm ơn
Chuyến đi của tôi đã không thể nào thực hiện được nếu không có sự thấu hiểu và thông cảm của gia đình: của bố mẹ, ông bà, anh trai và em trai tôi. Tôi cũng sẽ không thể nào quay trở về nguyên vẹn thế này nếu không có sự giúp đỡ cả về mặt vật chất và tinh thần của biết bao bạn bè ở nhà cũng như những người tôi gặp trên đường đi. Tôi đã không thể hoàn thành và ra mắt cuốn sách này nếu không có sự ủng hộ hết mình của biết bao nhiêu anh chi và bạn bè trong ngành. Tôi xin cảm ơn bố Tuân, mẹ Tuyết. Tôi xin cảm ơn ông anh trai khó tính với tôi cứ như mẹ chồng, nhưng thực ra là yêu quý tôi vô hạn. Xin cảm ơn cu Bim vì em luôn ủng hộ và tin rằng mình có một người chị hay ho. Tôi xin cảm ơn chú Việt vì đã luôn tin tưởng ở tôi từ những ngày tôi còn nhỏ xíu. Xin cảm ơn anh Hiểu, hacker dễ thương nhất mà tôi từng gặp. Tôi cũng sẽ không thể nào bắt đầu được nếu không có lực đẩy từ anh Nguyên, người làm việc cùng tôi ở Malaysia và cũng là người mà tôi yêu quý như anh trai. Tôi đã có lúc suýt phải bỏ cuộc nếu không có sự trợ giúp to lớn từ chị Liên Thanh. Tôi đã không thể về nhà nếu không có sự trợ giúp của chị Siew Yan. Cảm ơn chị Nguyễn Thị Lan Anh (Vu Lan) đã cho tôi thấy sự kiên cường của phụ nữ. Tôi cũng chịu ơn sâu sắc từ chị Đinh Hằng vì ngòi bút sắc sảo của chị và vì chị đã cưu mang tôi cả tháng trời ở Sài Gòn. Cảm ơn chị Liên tôi gặp ở Ethiopia và đã yêu quý tôi như em gái. Cảm ơn các anh chị Viettel ở Mozambique. Cảm ơn gia đình bác Tuấn, đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ. Cảm ơn các anh chị đại sứ quán Việt Nam ở Ai Cập và Israel. Để thử xem có bạn nào đọc lời cảm ơn này không, mình sẽ có một bất ngờ nho nhỏ cho bạn nếu bạn gửi email đến chip@huyenchip.com với tiêu đề thư là chipratladethuong. Cảm ơn bạn Đạt ông cụ non, người Việt Nam duy nhất bằng tuổi mình mà mình gặp ở nước ngoài, nhưng nói chuyện cứ như là ông cụ vậy. Win Diệp ơi, tôi không biết phải cảm ơn nàng thế nào. Nàng biết là tôi yêu nàng thế nào. Em cảm ơn chị Nguyễn Hương và VinDragon đã viết giấy
Hãy luôn sử dụng công cụ tìm kiếm để tiết kiệm thời gian của bạn nhé
Game:
Game mobile miễn phí | Game android hay | Game dien thoai
Phần Mềm
Giao Diện Điện Thoại | Hình Nền Mobile | Phần mềm cho điện thoại
Thế giới Truyện
Truyen nguoi lon | Truyen tinh yeu | Truyện cười | Truyện ma | Đọc truyện hay | Tieu thuyet tinh yeu